Translate

24 tháng 4, 2020

[100daysTIL] Day 12 - Quan điểm của tiến sĩ Lê Thẩm Dương về chữ "Sợ" trong hôn nhân

Mấy ngày này, mình có vô tình xem lại series "Quyền lực ghế nóng" phát sóng trên VTV3 vào những ngày đầu tháng 10 năm 2018. Hồi đó mình còn là cậu sinh viên năm 3, vẫn còn sống yêu đời và hồn nhiên đến lạ. Và định mệnh đã đưa mình tới với chương trình này, đợi mòn mỏi từng ngày lên sóng. Vì với mình nó thực sự rất hay, thông qua chương trình mình được nhìn nhận vấn đề một cách tổng hòa hơn, thông qua các luồng ý kiến của các lớp đàn anh trong showbit, các vị giám khảo gạo cội và lõi đời như tiến sĩ Lê Thẩm Dương hay đạo diễn Lê Hoàng. Mỗi một số phát sóng là một chủ đề nóng bỏng, nhờ đó mình lại nhận ra được nhiều điều. 

Hôm nay mình sẽ đi vào chủ đề đầu tiên, đó là chữ "sợ" hay đúng hơn là "sợ vợ" hoặc "sợ chồng". 
Quan điểm cá nhân của Lê Thẩm Dương như sau: Để hai vợ chồng khớp nhau được, xác suất là 1 trên 2 triệu. Hai vợ chồng lấy nhau về phù hợp luôn, khớp lệnh luôn -> không bao giờ có đâu. Người ta ước mơ và người ta chứng minh được, có trường hợp đó là Romeo và Juliet, và thứ hai là trong đời thực thì có gia đình của Lennin và Krupskaya. Vậy thì cả một cuộc đời, chúng ta phải làm cho nó khớp. 
Đúng vậy, yêu là một chuyện nhưng để về chung một mái nhà và sống được với nhau lại là chuyện khác, chúng ta phải hiểu, thông cảm lẫn nhau và cùng nhau cố gắng. Sẽ luôn có những khi trái gió trở trời, chuyện tình cảm không hề thuận lợi nhưng chúng ta phải cố gắng để hòa hợp lẫn nhau, và phải làm cho nó khớp bằng cả cuộc đời của mình

Người đàn ông được ví là cái dĩa của xe máy còn người phụ nữ được ví là cái sên. Và nếu nó khớp vào: Ui cái sên gia đình nó chạy phà phà. Mà mua về thì cái dĩa là hệ của Nhật hạng tốt nhất, mà cái sên là hệ của Mỹ cũng hạng tốt nhất. Hai vợ chồng cực tốt, nhưng lại chệch nhau. Thế nên là không phải cứ tốt là êm đâu các bạn ạ. 
Không phải cái gì cứ tốt là êm đâu các bạn ạ - mình sẽ nhớ câu này thật kỹ. Trước đây mình vẫn nghĩ rằng mây tầng nào sẽ gặp mây tầng đó, nhưng sau câu nói này mình có lẽ sẽ phải suy nghĩ lại. Như vậy chưa hẳn đã là tốt, phải không? Vậy thì thế nào mới được coi là tốt nhỉ?
Vợ chồng người ta cần tính phù hợp, và không phù hợp thì nguyên lý chung là anh đàn ông phải mài cái răng cho nó nhỏ lại: "Con lạy ông, ông bớt chữ tôi lại". Người phụ nữ nới rộng cái sên ra, để cho nó khớp. Mà hai vợ chồng phối hợp thì người ta gọi là mã táng hàm rồng, một bên mà mài bên kia không mài vẫn còn giữ được hạnh phúc, còn một trong hai bên mài không nổi hoặc 2 bên đều không mài thì chỉ còn nước: "Chào thân ái mà thôi". Cho nên hạnh phúc nó giống như ruộng lúa vậy, phải bỏ công chăm sóc, phải tưới phân làm cật lực thì mới có năng suất. Hai vợ chồng tôi năm nay là tròn 36 năm, mà đầy công sức thì mới được, chứ có khớp đâu. Thế nên 10 năm phải cưới lại một lần, không phải để hâm nóng đâu, thực chất là để tôn vinh mình, để chạy một chặng tiếp theo.
Thì ra cái tốt ấy lại gói gọn trong hai chữ phù hợp, mà muốn phù hợp thì phải bớt cái tôi của mình lại, rồi miệt mài vun đắp, làm cật lực thì mới ra kết quả được. Cũng giống như làm việc vậy, phải miệt mài cố gắng không ngừng nghỉ thì mới lên được chức, được tăng lương. Suy cho cùng thì làm bất cứ chuyện gì cũng cần phải cố gắng, phải dùng lý trí để thắng con tim. Nhưng vẫn còn một điều nữa, vẫn còn những chặng đường 10 năm - có khi chúng ta nên ngoảnh lại nhìn một chút, để tôn vinh chính mình để tạo đà mà bước tiếp. 
Yếu tố số 3, tại sao phải sợ và tại sao sợ lại xấu? Người Mỹ người ta nói thế này: Người trưởng thành là người biết sợ. Nên hãy sợ chủ động chứ đừng sợ bị động và cái sợ đó nó mang tính nhường, nó mang tính cao thượng, nó mang tính phê ... Chứ không phải sợ bị động, đó là sự khuất phục mất rồi.  
Cho nên để chống cái sợ bị động ấy, thì phải nâng cái năng lực mình lên, nguyên tắc tột cùng của không sợ là phải tạo được quyền lực.
+ Quyền lực số 1 là quyền lực pháp lý - Vợ chồng là bình đẳng, luật pháp quy định.
+ Để khỏi sợ thì người ta trị bằng quyền lực chuyên môn - rất am hiểu cái cuộc sống này, nhìn thấy người vợ tần tảo vì mình, mình cảm thấy "nhục" - vì họ vĩ đại quá. Cho nên nấu cơm cho chồng là phương tiện để thể hiện tình cảm khi khi vợ không cảm thấy mệt. Còn nếu cảm thấy "Mịa, tao làm ô xin cho mày à?" thì mệt triền miên.
+ Quyền lực số 3 là quyền lực cá nhân - họ gương mẫu lắm, họ cầm tiền mà không tiêu cho họ, mà họ suốt ngày lo cho chồng, cho con. Ví dụ phụ nữ Á Đông chẳng hạn, phụ nữ Việt Nam là Number 1 - quyền cá nhân nó nằm ở gương mẫu. Cho nên đàn ông Việt Nam, quyền pháp lý bằng vợ, quyền chuyên môn bằng vợ. nhưng họ thường thua cái quyền là quyền cá nhân. Thiếu gương mẫu lắm, nhìn thấy gái đẹp là mắt như Tom và Jerry -> Lập quỹ đen - "hèn lắm!", cho nên dẫn tới việc là buộc anh phải sợ vợ. Bây giờ có quyền rồi thế mà hai vợ chồng vẫn vỡ trận là vì nó thiếu cái thứ hai là thực hiện cái quyền đó, thì người ta gọi đó là nghệ thuật trong hành vi.
Nghe xong thì mình cũng thấy hơi rối não :v Không hiểu sao mà thầy lại có thể nhớ được trong đầu mình nhiều điều như vậy, đúng là tiến sĩ có khác :v Mục này chủ yếu là lời khuyên của thầy dành cho người phụ nữ, nhưng với mình có một điều mình rất thích đó là "sợ chủ động". Thực ra trước giờ mình đều như vậy "sợ chủ động" với những bạn nữ mà mình quý, tại sao à =)) Tại vì mình muốn lấy được thiện cảm từ họ chứ còn sao nữa. Mình đã nhận ra điều này lần đầu tiên khi mình xem phim "Cô nàng ngổ ngáo" của Hàn Quốc, sản xuất năm 2001. Mình đã nhận ra rằng, mấy anh chàng khời khạo, nhút nhát thì dễ lấy được thiện cảm từ người khác lắm, thế nên hồi ấy mình đã theo đuổi phong cách này :v Nhưng dần dà có nhiều điều đã thay đổi lối sống của mình, mình muốn làm một người đàn ông hơn, và nếu có thể thì ngốc nghếch một chút với người phụ nữ của đời mình thì cũng tốt mà :)
Thì tôi đánh giá phụ nữ Việt Nam, tất cả đều tuyệt vời riêng ở khâu thực hiện hành vi, thì họ có hơi bị vụng cho nên thiệt vô cùng. Thế nên, để làm sao hành động cho nó khỏi vụng thì, nó chia thành những người phụ nữ sau đây: 
1) Đẹp mà vô duyên - Duyên không liên quan tới trình độ. Đẹp mà vô duyên -> VỨT.

2) Xuất mà có duyên -> DUYỆT.

3) Vừa xấu vừa vô duyên. -> Miễn bàn :v
Nếu nhìn ở góc độ khác, phụ nữ lại chia thành 4 kiểu: 
1) Nói nhẹ mà chân thành. Linh hồn để hạ thằng đối diện là chân thành. Chú ý chân thành không phải nói thật nha :v 

2) Nói nhẹ mà lại móc họng, cho nên ở nhà nó mới múc cho, mặc dù kiến thức rất tốt. 

3) Lớn dọng mà chân thành - Đấy là mấy chị bán thịt :v

4) Đã lớn dọng lại còn móc họng -> Thì thôi chào thân ái :v
Mình có thể coi đây là một tiêu chí để sau này chọn vợ, cũng hay đấy nhỉ. Với mình thì xấu đẹp nó không có quan trọng, nhưng mà chữ "duyên" thì lại khác nhé. Mình thích những người phụ nữ nhẹ nhàng, ấm áp một chút để hai người có thể giữ ấm cho nhau bằng hành động cũng được, bằng lời nói cũng tốt mà, phải không? Nếu được thì mình sẽ thích người phụ nữ "Lớn dọng mà chân thành" hơn, vì sao à? Vì mình vốn dĩ đã là một người nhẹ nhàng mà chân thành rồi, nên cần một người đối lập với mình một xíu để cho vui nhà vui cửa chứ nhỉ =)))
Vậy nên nghệ thuật của có duyên chính là nhẹ mà chân thành, cho nên người đàn ông bị chết gục dưới người phụ nữ nếu họ mặc cái áo của chính chồng - lúc đó nữ tính ở mức cao nhất. Người đàn ông đứng đằng sau người phụ nữ ôm thì không chị nào chịu nổi, chứ không phải ôm đằng trước là hay đâu. Vậy thì tóm lại chân thành là gì? Là hãy đáp ứng tổng cầu của người đàn ông, và người đàn ông phải đáp ứng được tổng cầu của người phụ nữ. Với người đàn ông ý, đừng bao giờ cần yêu họ - "Dẹp đi! Hãy hiểu họ".
Vậy thì ở đây tôi kết lại một câu: Sợ không phải là xấu, hãy chủ động sợ mới là kẻ cao thủ, chứ tại sao lại không sợ? Hãy nhường sân cho họ hãy đẩy chữ tôi của họ lên. Tôi về tôi mở mồm ra: "Em ơi, anh kê cho em cái bàn này có được không?" Tôi biết thừa là hợp lý tôi vẫn hỏi. Thế nên hãy đẩy chữ tôi của họ lên, rủi ro cao thì lợi nhuận cũng cao.
Nghệ thuật của có duyên chính là nhẹ mà chân thành, ô nếu mà nói vậy thì mình thành người có duyên lúc nào không hay rồi :v Cơ mà cái khái niệm chân thành của thầy có vẻ hơi khó hiểu một chút, nên mình xin phép định nghĩa lại theo ý hiểu của mình. Nói một cách ngạo nghễ luôn: "Chân thành là bạn cho đi mà không thèm nhận lại". Vậy thì trong phạm trù bài viết này, mình sẽ cho cái gì nhỉ? Có phải là cho đi cái tôi của bản thân, cho đi những cử chỉ ân cần, cho những lời động viên hỏi thăm không? Có lẽ đúng là vậy thật rồi :v 

Mình sẽ quay lại cụm từ "sợ chủ động" một chút, thực ra từ rất lâu tới bây giờ mình đã nghĩ rằng là đàn ông thì phải luôn ở trong thế chủ động, đừng bao giờ để mình vào thế bị động dù là làm việc gì đi nữa. Nhưng đây là lần đầu tiên mình nghe thấy cụm từ này, không ngờ là đến cả việc "sợ" cũng có thể chủ động được cơ đấy =))) 

Qua bài chia sẻ ngày hôm nay, mình thật hy vọng các bạn sẽ đúc rút được điều gì đó cho riêng mình, mong các bạn sẽ có thêm nhiều niềm vui, nhiều niềm hạnh phúc hơn với cuộc sống. Và cuối cùng cảm ơn các bạn đã đọc tới những dòng cuối cùng này nhé. Mong các bạn có một ngày học tập làm việc hăng say, để không lãng phí những ngày nghỉ này một cách vô vị như mình nhé :v


11 nhận xét:

  1. T nhớ ra bộ phim "Nàng ngốc và chàng quân sư" là lúc học c2. Tối nào cũng lén lút tắt tiếng tivi để sáng hôm sau dậy đúng 5h cày phim rồi mới đi học. Nghĩ lại mà buồn cười >.<

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuổi thơ của cậu đây à =)) Hay thật nha :v Tớ thì ko dữ dội được như vậy vì không thể dậy sớm như cậu được ;P

      Xóa
    2. Trừ c3 thì đều có những pha quậy ngầm c à. Minh chứng là t nhớ mặt các bạn ở trong lớp và cả lớp hàng xóm đến tận bây giờ😅. Mà cả bài kết nhất câu: "Chân thành là cho đi mà không thèm nhận lại" rất bá đạo 😂

      Xóa
    3. :v Nghịch ngầm thì max nguy hiểm, đã nghịch thì phải nghịch lộ thiên luôn chứ ai lại nghịch ngầm thế kia :v

      Xóa
    4. Nghịch vậy thì bị mắng mà. Nghịch không ai hay biết mới thú vị chứ. Vừa vui lại không ảnh hưởng ai cả 😂😂😂

      Xóa
    5. Ừa :3 Cậu nói thế thì đúng là không còn gì để bàn cãi rồi :v

      Xóa
    6. Quá chuẩn luôn rồi 😁😁😁😊 cãi sao nổi hả c 😎.

      Xóa
    7. Uk =))) Chuẩn quá rồi nên không cần cãi nữa, cậu nhỉ =)))

      Xóa
    8. Bingo 😊😊😊. Bao giờ có cơ hội sẽ quậy phá thử nhỉ. Vui phết đấy 😂😂😂

      Xóa
  2. Nghe Thầy Dương nói chuyện hay dã man, không văn hoa. A hay nghe.
    P/s: Nhưng ko liên quan chứ, sên vs dĩa mà đục đẽo đi thì một thời gian nó cũng hỏng à haha (Nói trạng thôi nhé, chứ về nghĩa bóng thì quá oke haha)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sài nhiều thì cái gì cũng dễ hỏng mà anh :v Nên mới cần luyn để tránh thời gian bào mòn và giúp nó hoạt động chơn chu hơn anh ạ =))

      Xóa

Cảm ơn bạn đã gióp ý ^^